Người bị viêm gan B sống được bao lâu là câu hỏi cũng như băn khoăn của rất nhiều người bệnh và người nhà bệnh nhân. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc bị viêm gan B sống được bao lâu đến bạn.
Thông thường, người mắc bệnh viêm gan B sẽ gặp rất nhiều khó khăn, từ những triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, sốt,… Thêm vào đó còn bị đau thắt vùng gan, vàng mắt, vàng da,…
Ngoài ra, tâm lý người bệnh luôn bất an, lo lắng về quá trình điều trị, tuổi thọ cũng như lo lắng lây nhiễm cho những người xung quanh. Điều này làm ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh sẽ không còn hiệu quả, dễ rơi vào tình trạng chán nản. Bệnh viêm gan B có thể được kiểm soát nếu như người bệnh điều trị nghiêm túc và kiên trì. Cùng tìm hiểu bị viêm gan B sống được bao lâu trong bài viết dưới đây.
1. Người lành bị viêm gan B sống được bao lâu và lưu ý điều gì?
Người lành mang bệnh viêm gan B có nghĩa là những trường hợp trong cơ thể có sự hiện diện của virus viêm gan B, tuy nhiên virus này lại không hoạt động và phát triển. Đồng nghĩa với đó là các tế bào gan không bị tấn công, làm hại, người lành mang bệnh viêm gan B vẫn có tuổi thọ như những người bình thường và có cuộc sống không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, người lành mang bệnh viêm gan B cần đặc biệt lưu ý, trong cơ thể vẫn tồn tại virus viêm gan B và chúng có thể hoạt động bất cứ lúc nào, bạn không được chủ quan, thay vào đó cần theo dõi thường xuyên. Một số trường hợp người lành mang bệnh viêm gan B còn được các bác sĩ chỉ định điều trị củng cố miễn dịch, tăng cường đề kháng và chống lại virus gây bệnh.
2. Người bị viêm gan B sống được bao lâu giai đoạn mãn tính?
Giai đoạn mãn tính là giai đoạn nguy hiểm của căn bệnh viêm gan B, lúc này virus đã phát triển và phá hủy tế bào gan, lây lan mạnh mẽ cho những người xung quanh. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Giai đoạn mãn tính sẽ rất nhanh chóng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời và nghiêm túc.
Vậy, bị viêm gan B sống được bao lâu giai đoạn mãn tính? Nếu được điều trị ổn định và đúng cách, bệnh sẽ được kiểm soát và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Thời gian điều trị viêm gan B bằng các loại thuốc kháng virus để đào thải hết các khuôn mẫu di truyền phải là 13 – 14 năm với điều kiện không kháng thuốc, cũng có nghĩa bạn sẽ phải chữa bệnh vô thời hạn.
Nghiêm túc và kiên trì trong việc điều trị, có lối sống lành mạnh, khoa học, người mắc bệnh viêm gan B giai đoạn mãn tính vẫn có thể sống đến 90 tuổi như bình thường. Nhưng nếu để bệnh biến chứng sang xơ gan, ung thư gan thì tuổi thọ chỉ có thể kéo dài từ 2 đến 5 năm.
3. Các biện pháp kiểm soát bệnh viêm gan B
Để đảm bảo sự ổn định cũng như kiểm soát được sự phát triển của virus viêm gan B, người bệnh nên tham khảo những biện pháp dưới đây để có thể làm chủ được sức khỏe của bản thân:
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe, làm các xét nghiệm chẩn đoán khi nhận thấy những thay đổi bất thường của cơ thể. Việc khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
- Tập thể dục vừa sức mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể như: Chạy bộ, yoga, đi bộ…
- Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, đây là tác nhân làm bệnh viêm gan B ngày càng trở nên trầm trọng cũng như làm giảm tuổi thọ của người bệnh nhanh chóng.
- Có chế độ sinh hoạt, làm việc, hoạt động hợp lý, vừa sức, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái trong quá trình điều trị bệnh sẽ đem lại kết quả khả quan hơn rất nhiều.
- Hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ ăn sẵn. Tăng cường rau xanh, trái cây tươi vào mỗi bữa ăn.
- Giữ cho những người thân xung quanh không bị nhiễm bệnh.
- Kết hợp điều trị với những thảo dược thiên nhiên, thuốc Đông y theo chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Hi vọng với những thông tin bài viết cung cấp đã giải đáp được thắc mắc bị viêm gan B sống được bao lâu của người bệnh. Từ đó, người bệnh cần chủ động hơn trong việc điều trị và bảo vệ sức khỏe của bản thân.