Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trẻ em cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này và chủ yếu là bị lây từ mẹ sang con.
Viêm gan C – Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Theo thống kê của hội Gan mật Việt Nam, cả nước ta đang có hơn 5 triệu người mắc viêm gan siêu vi C. Viêm gan C tiến triển một cách âm thầm nhưng chúng phá hoại gan một cách “khủng khiếp” và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, viêm gan C là một căn bệnh nguy hiểm khó lường. Hiện tại, viêm gan C cũng chưa có vắc-xin phòng bệnh. Bởi virus viêm gan C là một loại virus linh hoạt, có thể biến đổi ARN để vượt qua rào cản của hệ miễn dịch, gây nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu vắc-xin.
Với một người mẹ bị viêm gan C, tốt hơn hết là nên điều trị virus về dưới ngưỡng phát hiện sau đó hãy mang thai và sinh con. Sau khi đứa trẻ được sinh ra có thể tiến hành kiểm tra và xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C sau 1-2 tháng tuổi. Đối với đứa trẻ được sinh ra từ bà mẹ nhiễm bệnh viêm gan C thì HCV-RNA sẽ được kiểm tra định kỳ, bất kể kết quả lúc đầu là âm tính hay dương tính.
Tiến triển bệnh viêm gan C
Viêm gan C thường trải qua 2 giai đoạn:
Nhiễm khuẩn cấp tính: hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng, số ít có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, có thể vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu. Chẩn đoán bệnh dựa vào xét nghiệm máu.
Nhiễm khuẩn mạn tính: khoảng 85% trường hợp nhiễm HCV sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính. Đặc điểm của bệnh viêm gan C mạn tính là tiến triển thầm lặng từ 10-30 năm, cho nên bệnh nhân không biết mình mắc bệnh và không được chẩn đoán điều trị kịp thời. 20 – 30% bênh nhân viêm gan mạn thể hoạt động có thể phát triển thành xơ gan, khoảng 30% bênh nhân xơ gan do siêu vi C gây ra có khả năng tiến triển thành ung thư gan.
Nhiều trường hợp bố mẹ chủ quan mà bỏ qua các triệu chứng bệnh ở trẻ, bệnh tiến triển âm thầm và chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng nặng như: xơ gan cổ trướng với biểu hiện báng bụng, giãn mạch máu đường tiêu hóa, có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt và tử vong; gan đã bị xơ khó hồi phục lại, dù tình trạng viêm có thuyên giảm; biến chứng ung thư tế bào gan.
Nếu xác định con em mình đã bị nhiễm virus viêm gan C, cha mẹ cũng không nên quá bi quan mà hãy đưa trẻ đến các cơ sở chuyên gan để kiểm tra cụ thể nhằm xác định chính xác tình trạng gan của trẻ thế nào để có phác đồ điều trị thích hợp kết hợp với chế độ chăm sóc đúng đắn sẽ tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa được nguy cơ lây lan bệnh cho cộng đồng.
Chăm sóc trẻ bị viêm gan C như thế nào?
Chưa có bằng chứng nào về việc cho con bú sẽ lây truyền bệnh viêm gan C. Do đó, bà mẹ bệnh viêm gan C, sinh con xong, yên tâm chăm sóc bé và vẫn cho bé bú bình thường. Nếu đầu vú bị nứt nẻ, chảy máu, khi đó cần cân nhắc lợi hại giữa cho con bú và không cho con bú. Tốt nhất, phải đến bác sĩ chuyên khoa về gan, khám bệnh và làm xét nghiệm để quyết định cách giải quyết tốt nhất.
Trẻ bị viêm gan C cần được uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng. Trong thời gian virus viêm gan C đang hoạt động, trẻ cũng cần tránh một vài loại thuốc vì nó có thể gây độc cho gan. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng chúng một cách an toàn.
Ngoài ra, phải tuân thủ nghiêm ngặt các việc:
– Giữ vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ cá nhân, đồ chơi cũng như các khu vực xung quanh chỗ trẻ ở.
– Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Tránh để trẻ ăn nhiều thực phẩm nhiều mỡ, chất béo. Tăng cường ăn các thực phẩm nhiều đạm như thịt cá, trứng, sữa…Cho trẻ bú đủ (nếu trẻ đang ở tuổi bú mẹ) hoặc uống nhiều nước, duy trì 1,5l đến 2l mỗi ngày. Nên uống các loại nước như nhân trần, hoa atisô, nước cà gai leo…
– Không cho trẻ chơi với các vật sắc nhọn, những loại thực phẩm này làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
– Ngăn chặn người khác tiếp xúc với máu trẻ, bao gồm các vết thương hở hay dùng chung các dụng cụ cá nhân như bàn chải đánh răng hay bấm móng tay…
– Theo dõi và cho trẻ đi khám định kì theo chỉ định của bác sĩ