Việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ nhỏ được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và là việc cần thiết giúp ngăn chặn virus viêm gan B đe dọa xâm nhập vào cơ thể của bé. Dưới đây là những kinh nghiệm tiêm phòng viêm gan B cho trẻ nhỏ mà mỗi phụ huynh cần biết.
1. Những giai đoạn tiêm phòng viêm gan B cho trẻ
Đối với trẻ em, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo: “Mọi trẻ em phải được tiêm chủng đủ 3 mũi vacxin,mũi đầu tiên tốt nhất là 24 giờ sau khi sinh”. Số lượng tiêm chủng phù hợp nhất đối với trẻ em là 3 liều, với các giai đoạn khác nhau của trẻ: Khi vừa được sinh ra, từ 1 đến 2 tháng và từ 6 đến 18 tháng.
Đối với phụ nữ mang thai, cần đi kiểm tra xem có mắc bệnh viêm gan B hay không, nếu xét nghiệm ra kết quả dương tính với bệnh, khi trẻ được sinh ra cần tiêm phòng viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh để bảo vệ tạm thời bé với virus viêm gan B từ mẹ.
Những trường hợp không nên tiêm phòng viêm gan B cho bé, cần có chỉ định riêng của bác sĩ như:
- Trong trường hợp bé có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc xin viêm gan B ở mũi tiêm đầu tiên, phụ huynh không tiêm cho bé ở những mũi tiêm tiếp theo nữa mà cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ.
- Nếu bé bị dị ứng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng với men nở (đây là loại men làm bánh mì) thì không được tiêm phòng viêm gan B, vì vắc xin viêm gan B được làm từ loại nấm này.
2. Những lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ
Trước khi đưa con đi tiêm phòng viêm gan B, phụ huynh cần lưu ý những điều sau đây:
- Vắc xin viêm gan B sẽ không có tác dụng đối với trẻ sinh non trong trường hợp trẻ mắc bệnh này trước 1 tháng tuổi. Nếu bạn sinh non, cần hỏi bác sĩ cụ thể xem khi nào con bạn có thể tiêm phòng viêm gan B.
- Đối với trẻ em, nếu đang trong tình trạng sức khỏe kém, sốt, cảm thì không được tiêm phòng viêm gan B, cần để cho hết bệnh, cơ thể khỏe mạnh mới tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B.
- Với những trẻ khi vừa mới tiêm xong sẽ có hiện tượng đau ở vùng tiêm, sốt nhẹ trong vài ngày, kết thúc khoảng 1 đến 2 ngày sau đó.
- Nhiều trường hợp sau khi tiêm phòng viêm gan B, có biểu hiện mệt mỏi, choáng váng. Để tránh cho trẻ dễ bị ngất xỉu, gây thương tích, sau khi tiêm xong bạn nên cho con ngồi nghỉ hoặc nằm nghỉ trong khoảng 15 phút. Trường hợp bé cảm thấy chóng mặt, ù tai, giảm thị lực thì cần thông báo với bác sĩ nhanh nhất có thể.
- Một số bé sẽ cảm thấy đau vai trong vài ngày sau khi tiêm, nhưng trường hợp này rất ít khi xảy ra.
- Như bất kì các loại thuốc hay vắc xin khác, tiêm phòng viêm gan B cũng có những rủi ro nhất định, gây ra những tổn thương nghiêm trọng thậm chí là tử vong, nhưng rủi ro rất nhỏ.
Sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, bạn cần theo dõi sự thay đổi của con để nhận thấy những dấu hiệu bất thường. Khi có những dấu hiệu bất thường của trẻ, cần đưa bé đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được khám xét và tìm hướng giải quyết.
3. Các dấu hiệu của cơ thể cần chú ý sau khi tiêm phòng
Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của trẻ được lưu ý dưới đây, cần đưa bé đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được khám xét và tìm hướng giải quyết:
- Trẻ có biểu hiện dị ứng nghiêm trọng, sốt cao bất thường.
- Dấu hiệu của dị ứng như: Phát ban, sưng mặt và cổ họng, khó thở, nhịp tim nhanh, chóng mặt và yếu. Nếu sau một vài phút đến vài giờ sau tiêm, nhận thấy không thuyên giảm thì cần thông báo ngay đến các bác sĩ để được điều trị.
- Nhiệt độ cơ thể trẻ sốt nhẹ sau khi tiêm thường khoảng 37,7 độ, nếu mức nhiệt độ cơ thể bé lên cao bất thường, cần đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ xem xét và điều trị.
4. Tại sao tiêm phòng rồi vẫn mắc viêm gan B?
Có một số trường hợp, dù tiêm phòng rất đầy đủ và đúng liều lượng nhưng vẫn mắc bệnh viêm gan B. Lý do có thể là:
- Vắc xin viêm gan B được tiêm vào cơ thể có chất lượng kém, vắc xin hết hạn.
- Do khả năng đáp ứng miễn dịch của người được tiêm đã kém. Chủ yếu rơi vào trường hợp người già yếu, người có hệ thống miễn dịch suy giảm…
- Người bệnh đã bị nhiễm virus tiềm ẩn trước khi tiêm trong thời gian dài nhưng không phát hiện, vẫn tiêm vắc xin viêm gan B như bình thường. Vậy nên, vắc xin mới không có tác dụng.
Những thông tin về tiêm phòng viêm gan B bài viết đã cung cấp hi vọng đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ nhỏ và kinh nghiệm tiêm phòng cần thiết. Chúc bạn và gia đình có cuộc sống hạnh phúc, sức khỏe viên mãn.