Bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 25% số người trên toàn cầu. Nếu gan nhiễm mỡ không được giải quyết, nó có thể tiến triển thành bệnh gan nghiêm trọng hơn và các vấn đề sức khỏe khác.
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan rất thấp, chỉ chiếm từ 2 – 4% trọng lượng của gan. Nhưng trong bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan.
Gan nhiẽm mỡ hiện đang là căn bệnh mà nhiều người mắc phải
Phân loại gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ được chia làm 3 nhóm:
Gan nhiễm mỡ không do rượu.
Nhóm này không liên quan tới rượu mà do rối loạn chuyển hóa mỡ của gan, dẫn đến dư thừa mỡ trong các tổ chức của gan. Bệnh nhân được xếp vào nhóm này khi tỉ lệ mỡ trong gan chiếm trên 10% trọng lượng của gan.
Gan nhiễm mỡ do rượu.
Uống rượu quá nhiều sẽ gây tổn thương gan và dẫn đến suy giảm chức năng chuyển hóa mỡ. Kiêng rượu giúp làm giảm tình trạng nhiễm mỡ gan. Sau 6 tuần, gan của bạn sẽ không còn nhiễm mỡ. Nếu sử dụng rượu quá nhiều và liên tục thì bệnh gan nhiễm mỡ có nguy cơ cao tiến triển thành xơ gan.
Gan nhiễm mỡ cấp tính trong quá trình mang thai.
Gan nhiễm mỡ cấp là một biến chứng hiếm gặp và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.
Các triệu chứng xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ, bao gồm:
– Buồn nôn và nôn liên tục
– Đau vùng hạ sườn phải
– Vàng da
– Cảm thấy khó chịu khắp cơ thể
Phụ nữ mang thai sẽ được kiểm tra sàng lọc, dự phòng và điều trị từ sớm. Đa phần các triệu chứng sẽ giảm dần sau khi sinh và không để lại hậu quả về sau.
Các cấp độ của gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ căn bản là không có hại, nhưng việc kéo dài các triệu chứng viêm của gan có thể dẫn đến xơ gan và làm giảm chức năng của gan. Gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ: cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.
- Gan nhiễm mỡ độ 1: là tình trạng mỡ chiếm 5-10% tổng trọng lượng của gan. Đây là giai đoạn đầu của bệnh, vì vậy thường nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và kết hợp với điều trị của bác sĩ.
- Gan nhiễm mỡ độ 2: là giai đoạn thứ 2 của bệnh với lượng mỡ chiếm 10-25% trọng lượng của gan. Lúc này các mỡ đã lan rộng ra như mô gan, cơ hoành và giảm các đường bờ của các tĩnh mạch trong gan. Đối với giai đoạn này, các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện rõ và chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển thành độ 3. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị hoàn toàn gan nhiễm mỡ độ 2.
- Gan nhiễm mỡ độ 3: là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất trong bệnh. Khi đã tiến triển đến giai đoạn này, bệnh rất khó điều trị và phục hồi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.Mức độ 3 có thể dẫn đến các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan. Các biến chứng này thường không thể chữa trị được.
Người có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Các nhà nghiên cứu không biết nguyên nhân của gan nhiễm mỡ không do rượu. Nhưng thống kê cho thấy, bệnh xuất hiện nhiều hơn ở 1 số đối tượng sau:
- Bị tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường
- Bị béo phì
- Trung niên trở lên (mặc dù trẻ em cũng có thể mắc bệnh này)
- Có nhiều chất béo trong máu, chẳng hạn như cholesterol và chất béo trung tính
- Bị huyết áp cao
- Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid và một số loại thuốc trị ung thư
- Có một số rối loạn chuyển hóa , bao gồm hội chứng chuyển hóa
- Giảm cân nhanh
- Bị nhiễm trùng nhất định, chẳng hạn như viêm gan C
- Đã tiếp xúc với một số độc tố.
Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gan nhiễm mỡ
Phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Hiện chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn, chủ yếu vẫn là các biện pháp phòng ngừa bệnh. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:
- Gảm cân – bạn nên duy trì chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9. Nghiên cứu cho thấy, giảm hơn 10% trọng lượng của bạn có thể loại bỏ một số chất béo từ gan và cải thiện triệu chứng bệnh.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh : cố gắng có một chế độ ăn cân bằng nhiều trái cây, rau, protein và carbohydrate, nhưng ít chất béo, đường và muối; ăn những phần thức ăn nhỏ hơn cũng có thể giúp cải thiện bệnh.
- Tập thể dục thường xuyên – Hãy dành ít nhất 150 phút hoạt động cường độ vừa phải , chẳng hạn như đi bộ hoặc đi xe đạp hoặc tất cả các loại bài tập có thể giúp cải thiện sức khỏe, ngay cả khi bạn không phải giảm cân
- Ngừng hút thuốc – nếu bạn hút thuốc, dừng lại có thể giúp giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cũng như các vấn đề như đau tim và đột quỵ
Hiện nay có nhiều sản phẩm thảo dược hỗ trợ bảo vệ chức năng gan, giảm mỡ máu gan. Trong đó có TPBVSK Heposal là giải pháp chuyên biệt giúp phục hồi tổn thương do viêm, xơ gan, phòng ngừa biến chứng nhờ sự kết hợp của Ưng Bất Bạc và Phosphocomplex. Heposal là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp bằng sáng chế độc quyền của Mỹ và Đài Loan.