Người mắc bệnh viêm gan B nên ăn gì tốt cho sức khỏe? Đây là băn khoăn của rất nhiều người bệnh và là vấn đề quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh gan. Việc có một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh kiểm soát và có một lá gan khỏe mạnh hơn.
1. Mắc bệnh viêm gan B nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Những người mắc bệnh viêm gan B nếu không có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn rất nhiều. Chế độ ăn uống của người viêm gan B quyết định quan trọng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Người bệnh luôn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, việc xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng cũng làm tăng cường hệ miễn dịch cho gan, bảo vệ các chức năng gan tốt hơn rất nhiều.
2. Người mắc bệnh viêm gan B nên ăn gì ở giai đoạn cấp tính?
Ở giai đoạn viêm gan cấp tính, người bệnh viêm gan B nên ăn gì là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân. Nếu có chế độ ăn uống hợp lý, ở giai đoạn này người bệnh sẽ kiểm soát được bệnh vô cùng hiệu quả.
Giai đoạn viêm gan cấp tính, người bệnh thường có những triệu chứng như: Không muốn ăn uống, miệng đắng, rối loạn tiêu hóa, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, người nóng bứt rứt, đau hạ sườn phải, sờ thấy gan to, vàng da, tiểu tiện vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô. Nếu nặng hơn có thể gây sốt cao, nói sảng, hôn mê…
Vậy nên, muốn kiểm soát bệnh tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ chế độ dịnh dưỡng sau:
- Tăng cường lượng rau xanh, trái cây tươi mỗi ngày, người bệnh nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi sẽ cung cấp đầy đủ vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể.
- Hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo. Khi có biểu hiện bụng trướng hơi người bệnh nên tạm dừng sử dụng sữa bò và đường.
- Không nên ăn các loại thức ăn cay nóng, các loại gia vị như ớt, tiêu, gừng, tỏi, đại hồi, đinh hương, đậu khấu. Thức ăn được chế biến nhiều dầu mỡ, mặn như: Thức ăn nướng, thịt hun khói, thịt muối…
- Hạn chế ăn muối, mỗi ngày người bệnh chỉ được dùng không quá 6g muối.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia, các chất kích thích, các thực phẩm sống, lạnh, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản.
- Người mắc bệnh viêm gan B nên ăn gì và uống thuốc gì? Khi sử dụng các loại thuốc, người bệnh nên thận trọng vì thuốc Tây có thể gây ra những tác dụng phụ gây độc cho gan như: Thuốc an thần, thuốc giảm đau – chống viêm.
- Nên ăn thành nhiều bữa, không nên ăn quá no. Nếu có biểu hiện nôn, tiêu chảy nhiều lần phải đến bệnh viện sớm để được điều trị.
- Nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của gan.
3. Người mắc bệnh viêm gan B nên ăn gì ở giai đoạn mãn tính?
Trong giai đoạn mãn tính, người mắc bệnh viêm gan B nên ăn gì là điều vô cùng quan trọng và người bệnh chắc chắn phải nắm rõ. Chế độ ăn uống bừa bãi sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị kịp thời và có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Tuy nhiên, khi ở giai đoạn viêm gan B mãn tính, người bệnh cũng không cần kiêng ăn quá khắt khe, chỉ cần làm theo các hướng dẫn của bác sĩ.
- Người bệnh biết cân đối giữa các chất đường, đạm, béo và cung cấp đầy đủ năng lượng.
- Hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
- Tuyệt đối không uống rượu, bia, hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích nếu không muốn tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có đủ vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể như: Đào, nho, táo tàu, sơn trà… Một số loại rau cải xanh, rau cần, rau bó xôi (rau chân vịt) rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.
- Ăn thịt trắng thay cho thịt đỏ, ăn thịt nhưng bỏ da của động vật, người bệnh viêm gan B nên tăng lượng protein nạp vào cơ thể, uống nhiều sữa, ăn trứng gà, cá, thịt lợn nạc.
- Hạn chế ăn các món ăn nội tạng động vật.
- Thực hiện ăn chín, uống chín để đảm bảo cho sức đề kháng của gan.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc người mắc bệnh viêm gan B nên ăn gì tốt cho sức khỏe? Hi vọng, với những thông tin cung cấp trên, bạn có thể xây dựng được chế độ ăn khoa học và hợp lý nhất. Chúc bạn cùng người thân thật nhiều sức khỏe!