Viêm gan mạn tính là những bệnh gan diễn biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó hiện tượng viêm và hoại tử gan diễn ra ít nhất trên 6 tháng khi không được chữa trị kịp thời. Trong đó, tình trạng viêm gan virus mạn thường xảy ra phổ biến và có những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những hữu ích về căn bệnh viêm gan virus mạn đến bạn đọc.
1. Viêm gan mạn và phân loại
Viêm gan mạn tính là bệnh gan có tổn thương hoại tử tế bào và viêm có hoặc không có kèm theo biến chứng xơ hóa diễn ra trên 6 tháng. Có 3 loại tổn thương gan nổi bật như:
- Hoại tử gặm nhấm và hoại tử bắc cầu khoảng cửa.
- Thoái hóa trong tiểu thuỳ và hoại tử ổ.
- Thâm nhập tế bào viêm khoảng cửa chủ yếu là các tế bào một nhân và xơ hóa khoảng cửa.
Phân loại viêm gan mạn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có những loại viêm gan mạn khác nhau. Và theo các nguyên nhân viêm gan mạn có thể chia là 4 loại như sau:
- Viêm gan virus mạn.
- Viêm gan mạn do tự miễn.
- Viêm gan mạn do thuốc.
- Viêm gan mạn tiềm tàng.
2. Triệu chứng của bệnh viêm gan mạn
Những bệnh nhân mắc viêm gan mạn thường có các triệu chứng lâm sàng như:
- Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, chán ăn, khó tiêu.
- Thường có dấu hiệu sốt nhẹ, 37 đến 38 độ C.
- Gan có dấu hiệu to ra, có khi không sờ thấy gan, vàng da và niêm mạc trong quá trình bệnh phát triển nhanh.
- Đau khớp xương nhưng không sưng và cũng không để lại dị chứng cũng như không làm biến dạng khớp.
- Da sạm khô, giãn mạch, giãn mao mạch hình sao, lòng bàn tay son.
- Ngoài ra, người bệnh cần tìm hiểu một số nguy cơ gây bệnh khác như: Bệnh nhân có tiền sử viêm gan virus mạn, sử dụng thuốc chống lao, thuốc hạ áp, thuốc điều trị bệnh tâm thần, tiền sử nghiện rượu…
3. Nguyên nhân gây viêm gan virus mạn
Viêm gan virus mạn ở những bệnh viêm gan như: Viêm gan virus B, viêm gan virus C, viêm gan virus D… Ở mỗi bệnh viêm gan có những nguyên nhân khác nhau.
Viêm gan virus B:
Khoảng 10 đến 17% bệnh nhân viêm gan B sẽ biến chứng thành viêm gan virus mạn, muốn chẩn đoán viêm gan virus B cần dựa vào những chỉ số xét nghiệm huyết thanh lọc. Khi được chẩn đoán ở giai đoạn viêm gan virus mạn, bệnh nhân viêm gan B còn được chia làm 3 giai đoạn là:
- Giai đoạn 1 là giai đoạn dung nạp virus viêm gan B, trong giai đoạn này, virus viêm gan B tăng lên rất nhanh. Các xét nghiệm xét nghiệm thấy HBsAg, HBeAg, HBV-DNA đều dương tính.
- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn không có miễn dịch, sự sao chép của virus không cao nên có thể sinh thiết gan làm xét nghiệm mô bệnh học trong giai đoạn này có thể chẩn đoán được viêm gan virus mạn tính.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nhiễm virus tiềm tàng, sinh thiết không không có hiện tượng viêm gan nhưng có thể đã có xơ gan.
- Viêm gan virus mạn có thể dẫn đến tình trạng xơ gan, ung thư gan đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm gan virus C:
Virus viêm gan C thường không có triệu chứng lâm sàng, chỉ khoảng 20% có dấu hiệu vàng da. Nguyên nhân gây bệnh cũng gần giống viêm gan B, lây qua đường máu, đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con.
Hiện nay chưa có kỹ thuật huyết thanh miễn dịch cho phép xác định sự hiện diện của virus C trong máu.Để phát hiện virus C chủyếu vẫn dựa vào sự có mặt của virus HCV và loại trừ các virus khác. Sinh thiết gan thấy tổn thương giống hình ảnh viêm gan B.
Viêm gan virus D:
Virus viêm gan D lây qua đường máu. Khi virus D dưới dạng bội nhiễm ở người nhiễm virus viêm gan B (HBV) mạn tính thì 80% sẽ chuyển sang viêm gan mạn tính với sự tồn tại HDV trong gan làm tổn thương gan nặng hơn, do đó dễ dẫn đến xơ gan.
Ngoài ra còn có các virus viêm gan A, E lây theo đường tiêu hóa và virus viêm gan G lây theo đường máu.
4. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus mạn hiệu quả
Mỗi loại viêm gan virus mạn sẽ có những phương pháp hỗ trợ điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nếu người bệnh có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
- Thường xuyên khám bệnh định kì để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
- Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế chất béo, dầu mỡ, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích.
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên và phù hợp với thể trạng.
- Với viêm gan virus B cần tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ sơ sinh, với người lớn thì cần làm các xét nghiệm trước khi tiêm.
Trên đây là những thông tin hữu ích về viêm gan virus mạn người bệnh và người nhà bệnh nhân cần biết. Hi vọng sẽ giúp bạn sớm kiểm soát được bệnh và có một cơ thể khỏe mạnh.