Viêm gan B lây qua đường nào, viêm gan B có lây qua đường ăn uống? Đây là mối băn khoăn của bất kỳ ai khi tìm hiểu và điều trị bệnh viêm gan B. Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra. Tuy nhiên bệnh không lây qua đường ăn uống hay tiếp xúc thông thường. Vậy viêm gan B lây qua đường nào?
1. Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một trong những loại bệnh phổ biến và có tỷ lệ tử vong hàng đầu thế giới. Trung bình, cứ sau 30 giây lại có thêm một người chết vì viêm gan B. Cũng trong thời gian ngắn ngủi ấy, lại có thêm rất nhiều người nhiễm bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan B là do virus HBV thâm nhập vào trong cơ thể, tấn công và phá hủy các tế bào gan. Sau một thời gian dài ủ bệnh, bệnh phát triển và không có các triệu chứng cụ thể để có thể phát hiện kịp thời. Đa số người bệnh đều phát hiện viêm gan B khi tình trạng bệnh đã nặng hơn, dễ dẫn tới ung thư gan hay xơ gan.
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm. Do đó rất nhiều người lo ngại sẽ bị lây virus viêm gan B trong quá trình tiếp xúc, ăn uống hoặc chăm sóc người bệnh. Cũng vì suy nghĩ sai lầm này mà nhiều người sinh ra ác cảm với bệnh và người bệnh. Còn người bệnh lại sinh ra tự ti dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.
Vậy viêm gan B lây qua đường nào?
2. Viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B cũng giống như viêm gan C hoặc HIV. Bệnh lây qua 3 con đường:
Lây truyền từ mẹ sang con:
Phụ nữ đang mang thai mà mắc virus viêm gan B sẽ có khả năng cao lây truyền sang cho thai nhi. Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, bệnh có tỷ lệ lây nhiễm thấp khoảng 1%. Tuy nhiên khi thai nhi phát triển trong bụng mẹ ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, tỷ lệ này tăng lên 10%. Và đến cuối thai kỳ, thai nhi có tới 70% khả năng nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.
Ngay sau khi chào đời, nếu cha mẹ không có biện pháp bảo vệ cho con thì khả năng con nhiễm bệnh lên tới 90% – gần như là chắc chắn.
Lây truyền qua đường máu:
Virus HBV có thể lây qua đường máu. Trong các trường hợp người bình thường và người bệnh dùng chung bơm kim tiêm, người bệnh cho máu người bình thường hoặc là trong quá trình chung sống có sử dụng chung các vật dễ gây sát thương hoặc dính máu như dao cạo, bàn chải đánh răng…Virus HBV cũng có thể lây nhiễm qua các vết thương hở, trầy xước, các loại dụng cụ châm cứu, xăm, xỏ lỗ tai… nếu không được khử trùng đảm bảo.
Với con đường này, khả năng nhiễm bệnh cũng rất cao. Virus viêm gan B sau khi lây lan sẽ ủ bệnh trong thời gian dài, sau đó phát bệnh.
Lây truyền qua đường quan hệ tình dục:
Quan hệ tình dục không an toàn với người viêm gan B cũng có khả năng cao lây nhiễm viêm gan B. Virus HBV có trong tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo.
3. Viêm gan B có lây qua đường tiếp xúc, giao tiếp, ăn uống?
Hiện nay, không có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh virus viêm gan B lây truyền qua đường tiếp xúc, giao tiếp hay ăn uống.
4. Các biện pháp phòng tránh lây lan viêm gan B:
Nắm rõ được viêm gan b lây qua đường nào thì bạn sẽ có được các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Cùng Heposal tham khảo các biện pháp phòng tránh lây lan viêm gan B sau đây.
- Sử dụng vacxin phòng ngừa viêm gan B. Những người chưa miễn dịch với virus viêm gan B cần tiêm phòng sớm nhất có thể. Với trường hợp em bé sinh ra từ người mẹ mắc viêm gan B, cần tiêm huyết thanh chống virus viêm gan B ngay sau khi chào đời. Tốt nhất là nên tiêm trong 24h sau sinh.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Đặc biệt là kiểm tra sức khỏe toàn diện tiền hôn nhân để phát hiện bệnh kịp thời và có phương hướng giải quyết.
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân từ dao cạo, bàn chải…và kim tiêm với người bệnh viêm gan B.
- Chăm sóc người bệnh viêm gan B, nếu bệnh nhân có vết thương hở hay chảy máu. Cần nhanh chóng cầm máu và băng lại để tránh tiếp xúc trực tiếp với máu.
- Không xăm hình tại các cơ sở không đảm bảo uy tín.
Qua bài viết trên đây, bạn đã nắm rõ được viêm gan B lây qua đường nào. Ngoài các biện pháp bảo vệ kể trên, các bạn có thể sử dụng các dược liệu thiên nhiên để chăm sóc bản thân và gia đình hiệu quả trước bệnh viêm gan B. Trong đó điển hình là các loại dược liệu như Ưng Bất Bạc, Nhân trần, Actiso…