Lây truyền từ mẹ sang con là con đường lây lan phổ biến của viêm gan B. Bạn có biết viêm gan B lây như thế nào từ mẹ sang con không?
Viêm gan B lây truyền qua những con đường nào?
Virus viêm gan B (HBV) có thể có trong máu và dịch cơ thể của người bệnh, bao gồm cả tinh dịch và dịch tiết âm đạo. HBV rất dễ lây lan qua tiếp xúc với máu và dịch cơ thể nhiễm bệnh.
Những cách lây truyền phổ biến nhất của viêm gan B đó là:
- Quan hệ tình dục không được bảo vệ với bạn tình bị nhiễm bệnh
- Lây truyền từ mẹ nhiễm bệnh sang con
- Dùng chung các dụng cụ y tế với người bị nhiễm bệnh như máy theo dõi glucose,…
- Dùng chung các dụng cụ tiêm chích ma túy (bao gồm kim tiêm, ống tiêm, bếp, dụng cụ pha chế thuốc)
- Tiếp xúc với máu hoặc vết loét mở của người bị nhiễm bệnh
- Dùng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu hoặc bàn chải đánh rang, dao cạo,… với người bị nhiễm bệnh.
Virus viêm gan B không thể lây lan qua thực phẩm hoặc nước. Nước bọt của người bệnh có chứa virus, tuy nhiên với lượng virus nhỏ như vậy bạn không thể bị nhiễm bệnh. Nếu bạn dùng chung các dụng cụ ăn uống hay ôm, cầm tay,… người bệnh, bạn cũng không thể bị nhiễm bệnh. HBV cũng không lây lan qua việc cho con bú, ho hoặc hắt hơi.
Viêm gan B lây như thế nào từ mẹ sang con?
Trẻ sơ sinh bị viêm gan B thường không có triệu chứng. Vậy viêm gan B lây như thế nào từ mẹ sang bé?
Phụ nữ mang thai đã được tiêm vắc-xin ngừa bệnh gan B không thể truyền HBV cho trẻ. Khi bà mẹ nhiễm HBV, bệnh nhân có thể truyền virus sang cho con trong khi sinh. Điều này xảy ra khi có sự tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh. Sự có mặt của HBV không ảnh hưởng đến việc phương pháp sinh thường hay qua mổ lấy thai.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm gan B có nguy cơ cao tiến triển thành thể mãn tính. Khi đó, trẻ có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng bao gồm tổn thương gan, ung thư gan và thậm chí tử vong. Có đến 90% trường hợp bệnh phát triển thành HBV mãn tính. Và một phần bốn trong số này sẽ chết vì bệnh gan mãn tính. May mắn thay, gần như tất cả các trường hợp gan B mắc phải ở trẻ sơ sinh có thể tránh được nếu các biện pháp phòng ngừa được thực hiện.
Làm thế nào để phòng tránh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con?
Xét nghiệm
Phụ nữ mang thai cần thường xuyên được kiểm tra nhiễm viêm gan B. Nếu bạn đã bị viêm gan B trong quá khứ và đã giải quyết được tình trạng nhiễm trùng, cơ thể bạn đã miễn dịch. Khi đó, bạn không thể truyền HBV cho trẻ.
Phụ nữ không miễn dịch với viêm gan B được cung cấp vắc-xin để ngăn ngừa họ mắc phải HBV. Vắc-xin viêm gan B hoàn toàn an toàn để tiêm chủng trong khi mang thai.
Dự phòng lây truyền chu sinh
Nếu bạn đã bị nhiễm HBV, đừng quá lo lắng. Các bác sĩ có thể can thiệp y tế để bảo vệ trẻ sơ sinh. Các biện pháp dự phòng bao gồm tiêm vắc-xin và globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) cho trẻ khi sinh.
HBIG là một loại protein gây miễn dịch tạm thời và ngăn ngừa sự phát triển của viêm gan B. HBIG và liều vắc-xin HBV đầu tiên được tiêm trong vòng 12 giờ sau khi sinh. Sau đó sẽ có hai hoặc ba mũi tiêm vắc-xin bổ sung cho trẻ để giúp ngăn ngừa viêm gan B. Khi đó thường là khi trẻ sơ sinh được một đến sáu tháng.
Điều trị bệnh viêm gan B
Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD) khuyến cáo điều trị bằng thuốc kháng virus cho phụ nữ mang thai có HBsAG dương tính với mức độ HBV (DNA> 200.000 IU / mL). Cho đến nay, các loại thuốc HBV duy nhất đã được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai là Epivir-HBV (lamivudine) và Viread (tenofovir). Không nên sử dụng thuốc kháng virus khi bạn đang mang thai và có HBsAG dương tính với mức HBV DNA ≤200.000 IU / mL.
Nguồn: https://www.hepmag.com/basics/hepatitis-b-basics/pregnancy-hepatitis-b
Để được chuyên gia tư vấn miễn phí về bệnh gan, hãy gọi ngay tổng đài 1800 1796 (Trong giờ hành chính) hoặc 035.404.5566 (Ngoài giờ hành chính).