Viêm gan B là căn bệnh do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy bệnh viêm gan B lây qua những đường nào? Có cách nào phòng tránh bệnh viêm gan B hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.
Khả năng lây lan của virus viêm gan B như thế nào?
Virus viêm gan B có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài ít nhất là 7 ngày. Trong thời gian này, nếu người bệnh không được bảo vệ bằng vắc-xin, hoặc không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì virus vẫn có thể gây bệnh nếu xâm nhập vào cơ thể. Thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là 75 ngày. Nhưng nó cũng có thể thay đổi từ 30 – 180 ngày tùy theo thể trạng của người bệnh.
Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm rất cao (cao hơn 100 lần so với bệnh HIV) và có thể được phát hiện trong vòng 30 – 60 ngày sau khi nhiễm bệnh. Vì vậy người bệnh cần phải đi khám sức khỏe thường xuyên để sớm nhận biết bệnh, từ đó đưa ra được phương án điều trị kịp thời.
Viêm gan B lây qua những đường nào?
Viêm gan B lây qua những con đường nào là thắc mắc của không ít người. Tương tự như với virus HIV, bệnh viêm gan B có thể lây nhiễm chủ yếu qua những đường sau:
Lây truyền từ mẹ sang con
Các mẹ bầu khi được chẩn đoán bị viêm gan B khi mang thai em bé sẽ dễ lây nhiễm căn bệnh này từ mẹ trong quá trình cắt nhau thai. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại. Bởi sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu và không có khả năng để kháng lại loại virus này. Nếu trẻ bị nhiễm virus viêm gan B do lây từ mẹ thì 98% những đứa trẻ này sẽ mang virus suốt đời. Trong đó, 40% sẽ có nguy cơ tử vong vì bệnh chuyển sang xơ gan hoặc ung thư gan.
Biện pháp an toàn cho bé trong trường hợp này là tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ, cha mẹ cần theo dõi để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường liên quan tới bệnh viêm gan B. Từ đó sớm đưa ra được những phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ.
Lây qua đường máu
Nếu da hoặc niêm mạc của người khỏe mạnh bị xây xước mà tiếp xúc với máu của người bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B là rất cao. Virus HBV cũng được tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch, sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân,… nhưng với nồng độ rất thấp. Nếu da hoặc niêm mạc bị tổn thương mà tiếp xúc với các chất dịch này thì cũng có khả năng bị lây nhiễm HBV.
Lây qua đường tình dục
Trường hợp bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B thì bạn cũng sẽ có khả năng bị nhiễm bệnh. Bởi virus có trong dịch tiết của người bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn qua những đường tình dục. Sau đó chúng di chuyển vào máu và gây ra bệnh viêm gan B. Bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục đặc ở cả đồng giới và khác giới.
Tái sử dụng kim tiêm
Bệnh viêm gan B có thể xảy ra thông qua việc tái sử dụng kim tiêm với người bệnh. Trường hợp này thường gặp ở những đối tượng tiêm chích ma túy.
Nhiễm phải máu của người bệnh
Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm virus viêm gan B thông qua quá trình chăm sóc y tế, phẫu thuật, nha khoa, xăm hình, xăm mắt, xăm môi,… bằng những vật dụng chưa được khử trùng.
Trong gia đình có người bị viêm gan B
Sống chung với người bị viêm gan B sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh, điều này là không thể tránh khỏi. Rủi ro này có thể đến từ việc dùng chung dụng cụ sinh hoạt cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cắt móng tay,…. Bất cứ thứ gì có thể chứa máu và chất dịch của người bị nhiễm bệnh đều có khả năng lây nhiễm virus HBV.
Phòng bệnh viêm gan B bằng cách nào?
Bệnh viêm gan B tuy dễ lây lan nhưng không phải là không có cách phòng tránh. Để phòng bệnh viêm gan B, bạn cần thực hiện theo những yêu cầu dưới đây:
- Tiêm phòng vacxin là một cách an toàn và hiệu quả để bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B.
- Nếu mẹ bị viêm gan B thì trẻ sơ sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống virus HBV càng sớm càng tốt (ngay sau khi sinh từ 36 – 48 tiếng).
- Đối với người được chẩn đoán bị viêm gan B mãn tính cần được theo dõi thường xuyên. Nên đi khám sức khỏe 3 – 6 tháng một lần để làm xét nghiệm và siêu âm gan.
- Không được dùng chung đồ dùng với người bị viêm gan B, đặc biệt là dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn tắm, lược, bát đũa, cốc uống nước,…
- Không thực hiện xăm (xăm hình, xăm mắt, xăm môi,…) tại những cơ sở y tế không đảm bảo an toàn.
- Ở những môi trường tập thể bạn buộc phải tiếp xúc với những người bị nghi ngờ bị bệnh viêm gan B thì nên chuẩn bị vắc-xin từ trước. Tiêm phòng viêm gan B thường diễn ra trong vòng sáu tháng với ba mũi tiêm.
- Trước khi kết hôn cần phải đi xét nghiệm xem vợ hoặc chồng có bị nhiễm virus HBV hay không. Nếu một trong 2 người mắc bệnh thì người còn lại cần phải được tiêm phòng miễn dịch trước khi kết hôn.
Viêm gan B là một căn bệnh rất nguy hiểm và có khả năng gây ra xơ gan, ung thư gan đe dọa tính mạng của người bệnh. Hãy chủ động bảo vệ lá gan của bạn bè và người thân bằng các sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thảo dược, không gây tác dụng phụ và có tác dụng đẩy lùi virus viêm gan B hiệu quả. Hiện nay, giữa hàng loạt các sản phẩm có mặt trên thị trường, nổi bật trong số đó là Heposal – thành quả nghiên cứu trong 10 năm của Tiến Sĩ Trần Đức Dũng, là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ & Đài Loan: