Xơ gan là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Đây là căn bệnh nguy hiểm và cần quá trình điều trị lâu dài. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Cùng chuyên gia tìm hiểu để có cái nhìn toàn diện về căn bệnh xơ gan qua bài viết này.
Xơ gan là gì?
Khi gan bị tổn thương liên tục trong thời gian dài, các mô gan thương tổn bị thay thế liên tục bởi những mô sẹo sẽ dẫn tới xơ gan. Các mô sẹo ngăn cản sự lưu thông tới gan của máu làm chức năng gan bị suy giảm, mất dần theo thời gian. Mô sẹo càng nhiều, bệnh càng nặng. Xơ gan phát triển theo từng giai đoạn, nặng dần và theo thời gian, triệu chứng ngày càng rõ rệt.
Nguyên nhân dẫn tới xơ gan
Các nguyên nhân chính dẫn tới xơ gan bao gồm:
- Gan nhiễm mỡ: Gan tích tụ nhiều mỡ gây ra viêm gan và hình thành các mô sẹo làm gan bị xơ hóa.
- Rượu bia: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan.
- Virus viêm gan: Đây là nguyên nhân chính dẫn tới xơ gan, đặc biệt là viêm gan virus B. Ước tính có khoảng 20% người nhiễm virus viêm gan có tỉ lệ biến chứng thành xơ gan.
- Ứ mật: Mật ứ đọng do tắc, viêm đường mật trong và ngoài gan gây tổn thương tế bào gan và dẫn đến xơ gan.
- Nhiễm độc: Xơ gan do tiếp xúc nhiều với các thành phần thuốc ( rifamid, soniazid, pheny butazone, metho trexate…) và hóa chất ( urethane, DDT, phosphor, …)
- Một số nguyên nhân khác cũng dẫn tới xơ gan bao gồm: xơ gan do lách to ( sốt rét hoặc do lách to không rõ nguyên nhân), nhiễm sán lá gan, sán máng ký sinh trùng, xơ gan do xung huyết hoặc mạch máu,…
Bệnh xơ gan lây qua đường nào?
Bệnh xơ gan có thể bị lây từ người sang người qua 2 con đường chính là virus và các loại ký sinh trùng:
Virus
Người bị xơ gan do nhiễm virus có thể lây cho người khác qua đường máu, đường tình dục hoặc sử dụng chung kim tiêm có nguồn bệnh,…
Ký sinh trùng
Xơ gan do ký sinh trùng khi người bệnh ăn uống không đảm bảo vệ sinh như nước bẩn, đồ ăn tươi sống hay thực phẩm có chứa ấu trùng kí sinh, ấu trùng sán,… Các kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và hủy hoại các tế bào của gan, dẫn đến xơ gan.
Các giai đoạn của xơ gan
Xơ gan có tất cả 4 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Giai đoạn khởi phát ban đầu, có dấu hiệu của bệnh xơ gan.
- Giai đoạn hai: Giai đoạn gan bắt đầu xơ hóa, lan ra nhiều mô gan khỏe mạnh.
- Giai đoạn 3: Bệnh nặng dần dẫn tới suy giảm chức năng gan nghiêm trọng. Đây là giai đoạn gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
- Giai đoạn cuối: Mọi tế bào gan đã bị xơ hóa, biến chứng và có thể gây tử vong.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh Xơ gan
Xơ gan giai đoạn đầu (xơ gan độ 1)
Xơ gan giai đoạn đầu còn được gọi là xơ gan còn bù, khi người bệnh vừa bị xơ gan do viêm gan mãn tính thời gian dài. Biểu hiện của xơ gan giai đoạn này khó để nhận biết. Gan chưa có dấu hiệu tổn thương, tuy nhiên, tình trạng viêm đã khá nặng. Gan cố gắng đảo ngược quá trình viêm gan sẽ gây ra xơ gan.
Những triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu của xơ gan:
- Có hiện tượng sốt, ho nhẹ đặc biệt là về chiều. Người mệt mỏi, khó chịu.
- Nước tiểu vàng đậm.
- Phần lách bệnh nhân to hơn bờ sườn. Đi xét nghiệm sẽ thấy thể tích của gan tăng, gan rắn chắc.
- Lông cơ thể ngày càng thưa.
- Móng tay trắng và khô ráp.
- Hạ sườn phải thỉnh thoảng đau và sẽ tăng dần cả về số lần cũng như cường độ khi bệnh phát triển theo thời gian.
- Bàn tay hay lưng ngực sẽ xuất hiện mao mạch có hình sao, da mẩn đỏ không rõ nguyên nhân.
- Suy giảm chức năng sinh lý, nam có biểu hiện liệt dương, nữ sẽ mất kinh.
Giai đoạn 1 sẽ phát triển chậm trong nhiều năm và ngày càng nặng theo từng đợt bệnh. Nếu kịp thời phát hiện và điều trị đúng phương pháp ở giai đoạn đầu thì có thể xử lý dứt điểm, chức năng gan sẽ được hồi phục như bình thường.
Xơ gan giai đoạn 2 (xơ gan độ 2)
Ở giai đoạn 2, tế bào gan đã có những thương tổn nhất định, những mô sẹo và xơ hóa xuất hiện. Gan bị hư tổn tạo thành những mô liên kết thừa. Chức năng gan bắt đầu bị suy yếu, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa do gan không thể bài trừ chất độc ra ngoài cơ thể. Những triệu chứng ở giai đoạn 2 đó là:
- Cơ thể mệt mỏi, sốt thường xuyên về chiều. Luôn có cảm giác khó tiêu, trướng và đầy bụng.
- Hay bị chảy máu chân răng, chảy máu cam.
- Da chuyển vàng, nước tiểu có màu vàng đậm.
- Hạ sườn phải đau.
Nhìn chung các triệu chứng sẽ gần giống khi người bệnh bị xơ gan giai đoạn 1, tuy nhiên mức độ đã tăng dần, đặc biệt là xuất hiện triệu chứng vàng da và mắt nhưng màu nhạt. Bệnh vẫn có thể được điều trị khi kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt.
Xơ gan giai đoạn 3 (xơ gan độ 3)
Bước sang giai đoạn 3, gan của người bệnh đã có những tổn thương nghiêm trọng. Chức năng gan rối loạn và suy kiệt, các tế bào gan đã bị mô xơ hóa gần như toàn bộ. Gan bị tổn thương nhiều, xơ trầm trọng, chất độc trong cơ thể bị ứ đọng và không thể bị đào thải. Triệu chứng ở giai đoạn 3 đã khá nặng:
- Da toàn thân có màu vàng khác thường, dễ nhận biết.
- Rối loạn tiêu hóa nặng, phân chuyển đen, có thể gặp tình trạng nôn ra máu.
- Bụng phình, trướng lên và có cảm giác đau khi ấn vào.
- Chân bị phù, sụt cân nhanh.
- Nhịp tim thay đổi thất thường, có cảm giác chóng mặt và dễ bị ngất xỉu.
Xơ gan ở giai đoạn này vẫn có thể điều trị tuy nhiên sẽ khó khăn hơn rất nhiều, phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, có chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hợp lý. Cần phát hiện bệnh sớm để được điều trị kịp thời.
Xơ gan giai đoạn cuối (Xơ gan cổ trướng)
Ở giai đoạn 4 – giai đoạn cuối, hay còn được gọi là xơ gan cổ trướng, xơ gan mất bù, các tế bào gan đã bị xơ hóa trầm trọng, gan gần như mất hoàn toàn các chức năng vốn có. Tương tự như ung thư hoặc các bệnh mãn tính khác, xơ gan mất bù giai đoạn cuối rất khó điều trị cũng như thời gian sống của người bệnh đều khá ngắn.
Các mô tế bào và các động mạch tại gan hầu như không thể hoạt động bình thường. Hơn nửa các tế bào gan đã bị tổn thương nặng nề và hư hại hoàn toàn. Lúc này các chức năng của gan hầu như không thể khôi phục.
Thông thường ở giai đoạn xơ gan mất bù, tỷ lệ tử vong của người bệnh đạt tới 60 – 70%. Do đó ngay khi phát hiện các dấu hiệu xơ gan dù là nhỏ nhất, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và cứu chữa kịp thời.
Biến chứng thường gặp của xơ gan
Xuất huyết tiêu hóa
Gan xơ làm cho dòng máu đi qua gan bị cản trở, dẫn đến tăng áp lực tại tĩnh mạch cửa cũng như tại các hệ nối cửa – chủ, đặc biệt là làm giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình vị dạ dày. Các tĩnh mạch này khi giãn quá mức sẽ bị vỡ, gây ra ói máu đỏ tươi lượng nhiều và đi cầu phân máu. Mất nhiều máu khiến bệnh nhân bị choáng váng, người lao đao, thiếu máu cấp tính. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Phù chân, báng bụng
Việc tăng áp lực cửa và giảm đạm máu gây nên tình trạng phù chân và tích tụ dịch ở bụng, gọi là báng bụng. Báng bụng quá lâu, dịch tích tụ nhiều có thể bị nhiễm trùng dịch báng. Người bệnh sẽ bị sốt, đau bụng dữ dội, đi cầu ra phân lỏng. Khi thấy các dấu hiệu này, người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Hôn mê gan, bệnh não gan
Gan xơ không thể đào thải các chất độc có trong cơ thể. Do đó, trong xơ gan nặng, các độc tố có hại ở ruột – đặc biệt là khí ammoniac (NH3) – đi vào máu và tích tụ lại trong não gây ra bệnh não – gan với các triệu chứng rối loạn tri giác, từ lẫn lộn tiến đến hôn mê gan và tử vong.
Bệnh não – gan có thể khởi phát do một số yếu tố thúc đẩy như xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng, táo bón, mất nước, lạm dụng thuốc ngủ hay an thần…
Suy thận
Người bị suy thận do biến chứng xơ gan sẽ đi tiểu ít dần và lâu ngày không thể đi tiểu được nữa. Đây gọi là hội chứng gan – thận. Nếu không được can thiệp sớm, bệnh có thể dẫn tới tử vong.
Nhiễm trùng
Gan không thể đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể làm cho khả năng miễn dịch của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, do đó người bị xơ gan rất dễ bị nhiễm trùng như: nhiễm trùng dịch báng, nhiễm trùng máu, viêm phổi…
Ung thư gan
Người bị xơ gan có nguy cơ bị ung thư gan rất cao. Ung thư gan giai đoạn đầu không có biểu hiện cụ thể. Nhiều người bệnh chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm ổ bụng. Ở giai đoạn nặng hơn, khối u trong gan sẽ gây đau tức vùng dưới sườn phải, người bệnh bị sụt cân nhanh chóng, người mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí là xuất huyết ổ bụng do khối u bị vỡ./.
Xơ gan sống được bao lâu?
Một câu hỏi được nhiều người thắc mắc đó là: Người bệnh ở giai đoạn này sống được bao lâu? Câu trả lời tùy thuộc vào biến chứng mà xơ gan gây ra. Những phương pháp điều trị xơ gan lúc này hầu như không còn hiệu quả.
Gan được phục hồi chức năng là điều khó có thể xảy ra. Xơ gan giai đoạn cuối sẽ tiến triển nhanh chóng thành ung thư gan.
Rất ít những người mắc phải có thể sống quá 2 năm sau khi mắc bệnh. Trung bình người bệnh có thể sống khoảng 12 tháng trong tình trạng xơ gan giai đoạn 4. Bởi vậy càng phát hiện xơ gan sớm càng có cơ hội sống sót và chữa khỏi bệnh.
Những triệu chứng xơ gan cổ trướng sẽ bao gồm mọi triệu chứng ở giai đoạn 3 nhưng nghiêm trọng hơn những biểu hiện:
- Thiếu máu trầm trọng, suy thận, bầm huyết dưới da, người sụt giảm cân và rất gầy,..
- Người bệnh có thể rơi vào tình trạng hôn mê, não nhiễm độc do gan không còn khả năng thải độc.
- Dịch ứ ở bụng quá nhiều, khiến bụng phình to. Nếu dịch quá nhiều sẽ khiến vỡ tĩnh mạch của vùng thực quản. Bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối có thể bị chảy máu một cách ồ ạt và tử vong nhanh chóng.
Phòng ngừa xơ gan như thế nào?
Một số người mắc xơ gan do những nguyên nhân không thể tránh khỏi như các căn bệnh truyền nhiễm. Nhưng đa phần các nguyên nhân gây xơ gan thường gặp có thể phòng tránh được. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan bằng cách tuân thủ các điều sau để giúp gan khỏe mạnh:
- Duy trì cân nặng vừa phải. Lượng mỡ thừa có thể làm gan nhiễm mỡ, tổn thương gan. Hãy lên kế hoạch giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì.
- Tiêm phòng virus viêm gan B, đặc biệt với những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, người có tiền sử nghiện ma túy, người thường xuyên phải truyền máu, người có người thân trong gia đình bị nhiễm bệnh,…
- Hạn chế uống rượu bia. Tuyệt đối không uống rượu nếu bạn đã bị xơ gan và hạn chế tối đa nếu đang mắc một loại bệnh gan nào đó.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa môi trường độc hại.
- Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra men gan. Bạn sẽ kiểm soát được sức khỏe của gan thông qua các chỉ số kiểm tra.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
Xơ gan nên ăn gì?
Chế độ ăn uống phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ điều trị xơ gan và phục hồi chức năng gan. Sau đây là những thực phẩm rất tốt cho người bị xơ gan mà bạn có thể áp dụng:
Thực phẩm chứa nhiều protein
Những thực phẩm có chứa nhiều protein rất tốt cho sức khỏe của người bệnh xơ gan. Trung bình mỗi ngày một người trưởng thành tiêu thụ 1g protein/1kg cân nặng mỗi ngày. Những người bị xơ gan cần bổ sung nhiều ngũ cốc, thịt, sữa, cá…
Những thực phẩm chứa chất xơ
Chất xơ có vai trò rất quan trọng với gan. Bổ sung chất xơ mỗi ngày với những người bị viêm gan gần như là yêu cầu bắt buộc. Chất xơ có công dụng bài trừ các loại độc tố tích tụ trong gan ra khỏi cơ thể. Đồng thời, chất xơ còn hỗ trợ cân bằng các loại dinh dưỡng cần thiết.
Chất xơ tồn tại trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Trong đó, những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ nhất là các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, các loại đậu và rau xanh, rất tốt cho hệ tiêu hóa và làm sạch cơ thể người bệnh. Chất xơ là yếu tố quan trọng cần bổ sung hàng đầu cho những người bị xơ gan.
Các thực phẩm có nhiều vitamin
Hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất và vitamin cần thiết là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là những người bị xơ gan. Sử dụng rau quả tươi là cách tốt nhất để hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết. Các loại vitamin cần cho người bị xơ gan bao gồm: Vitamin B1, B6, B12, A, C, E, D…
Thực phẩm chứa nhiều Beta-carotene
Beta-carotene là hoạt chất có nhiều trong cà rốt, là chất có tác dụng chất oxy hóa rất tốt, bảo vệ gan, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh xơ gan, bài trừ cả các gốc tự do ra khỏi cơ thể.
Những thực phẩm chứa Omega-3 Fatty Acids
Omega-3 Fatty Acids có nhiều trong các loại cá như cá thu, cá hồi, cá mòi hay cá ngừ. Các loại cá trên rất tốt cho người đang điều trị và trong quá trình phục hồi bệnh xơ gan, là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của người bệnh xơ gan.
Uống nhiều nước
Không chỉ người bị xơ gan mà cả tất cả mọi người nên uống từ 1,5 – 2l nước mỗi ngày. Việc này giúp cơ thể loại bỏ độc tố và giải nhiệt, giúp giải độc gan và làm mát gan.
Xơ gan kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi bệnh, người bệnh cũng cần lưu ý đến những món cần kiêng để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn:
Không sử dụng rượu
Không chỉ người bệnh mà ngay cả những người khỏe mạnh được khuyến khích hạn chế sử dụng. Rượu là “kẻ thù” đối với gan, khiến gan tích tụ nhiều độc tố. Vậy nên những người bị xơ gan tuyệt đối không được sử dụng nếu không muốn bệnh trở nặng.
Các thực phẩm có chứa Natri
Natri có nhiều trong muối – một gia vị thường thấy trong các món ăn. Sử dụng nhiều thực phẩm chứa natri làm cơ thể không thể chuyển hóa hết, đặc biệt là những người bị xơ gan vì gan đang thương tổn, dẫn tới tình trạng bị tích nước hay sưng phù trong cơ thể. Điều này rất có hại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng với người bệnh.
Những thực phẩm có nhiều đường
Những người bị mắc bệnh xơ gan, cần hạn chế các thực phẩm, món ăn có chứa nhiều đường như kem, kẹo, các loại nước ngọt,… Đây là những thực phẩm gây tổn hại cho gan rất nhiều.
Thịt gà
Nhiều người thường thắc mắc người mắc bệnh xơ gan có được ăn thịt gà hay không. Thịt gà là thực phẩm thường sử dụng của người Việt. Thịt gà có lượng protein rất lớn và nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, lipit, vitamin,… Tuy nhiên, thịt gà không phù hợp với người bị xơ gan.
Ngoài các dưỡng chất tốt cho cơ thể, thịt gà có tính nóng, có thể gây ra hiện tượng trợ thấp nhiệt dẫn đến tình trạng thấp nhiệt ở gan nghiêm trọng hơn. Như vậy, người bị xơ gan nên hạn chế tối đa ăn thịt gà.
Chẩn đoán bệnh xơ gan như thế nào?
Xơ gan thường ít có triệu chứng ở những giai đoạn đầu. Bệnh thường được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ. Các bác sĩ cần phải thực hiện các xét nghiệm sau để chuẩn đoán:
Xét nghiệm máu
Các bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe của gan thông qua xét nghiệm máu, xác nhận tình trạng nhiễm virus viêm gan B,C. Dựa trên kết quả, các bác sĩ có thể chẩn đoán được nguyên nhân nền tảng và mức độ của xơ gan.
Cộng hưởng từ đàn hồi
Giúp phát hiện sự xơ cứng của gan. Các phương tiện khác như chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ cũng có thể được chỉ định.
Sinh thiết
Trong một số trường hợp, các bác sĩ cần lấy một mẩu mô từ gan để biết chính xác giai đoạn bệnh.
Siêu âm gan
Siêu âm sử dụng sóng siêu âm qua một thiết bị đầu dò đặc biệt. Mục đích để quan sát hình ảnh (dạng đen trắng) rõ nét của cơ quan nội tạng trong cơ thể. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được đa số các loại bệnh gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, khối u,… Với bệnh xơ gan, siêu âm gan sẽ cho hình ảnh thể hiện rõ nét tình trạng xơ hóa hay các bất thường khác.
Điều trị xơ gan như thế nào?
Điều trị xơ gan phụ thuộc vào nguyên nhân, giai đoạn và mức độ tổn thương gan. Ở giai đoạn sớm của xơ gan, cần phải giảm thiểu tổn thương của gan bằng cách điều trị nguyên nhân nền tảng. Các điều trị có thể bao gồm:
- Giảm cân: Với bệnh nhân thừa cân béo phì, giảm cân giảm mỡ giúp làm chậm diễn tiến của xơ gan.
- Cai rượu bia: Bệnh nhân xơ gan cần phải ngừng uống rượu. Nếu đã nghiện rượu, cần tham vấn ý kiến bác sĩ để cai rượu.
- Điều trị các triệu chứng và biến chứng của xơ gan thông qua phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Kiểm soát virus viêm gan B, C bằng thuốc kháng virus, thuống kháng sinh. Các loại thuốc này có thể ức chế sự phát triển của virus viêm gan, làm chậm tiến trình bệnh.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt như protein, các nhóm vitamin, chất xơ,…
Ở giai đoạn cuối, việc điều trị sẽ được can thiệp bằng các phương pháp tiên tiến và hiện đại như sau:
- Ghép gan: Khi gan bị xơ hóa nặng nề và mất hoàn toàn chức năng , việc ghép gan một phần hoặc toàn bộ sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, kéo dài thời gian sống. Tuy nhiên việc ghép gan thường mất nhiều thời gian dể có gan phù hợp. 70% người bệnh sau khi ghép gan đã nhanh chóng phục hồi và có thể kéo dài tuổi thọ thêm 5 – 7 năm.
- Kỹ thuật phân tách virus ra khỏi cơ thể: Việc sử dụng máy lọc với kỹ thuật cao sẽ giúp các bác sĩ lọc máu của người bệnh xơ gan, đồng thời loại bỏ một phần các virus gây bệnh cũng như các tác nhân gây hại. Tuy nhiên việc lọc virus cần được tiến hành thường xuyên và chi phí điều trị khá tốn kém cho người bệnh.
- Cấy ghép các tế bào gốc: Bằng cách phân tách, lọc các tế bào còn khỏe mạnh và tiến hành cấy ghép vào gan đã bị xơ hóa, trong điều kiện phù hợp, các tế bào sẽ nhanh chóng sản sinh cũng như có thể khôi phục lại chức năng gan. Động mạch chủ sẽ đảm nhiệm việc tái tạo này, tuy nhiên điều này cần động mạch chủ của người bệnh và máu huyết của người bệnh đảm bảo các điều kiện phù hợp.