Gan nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng rối loạn chuyển hóa của cơ thể như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có khả năng cao phát triển thành xơ gan, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Để phòng và điều trị bệnh kịp thời, chắc chắn bạn không nên bỏ qua bài viết sau đây. Bài viết sẽ tổng hợp cho bạn 5 kiến thức quan trọng về bệnh gan nhiễm mỡ, hỗ trợ cho bạn phòng và điều trị bệnh hiệu quả cho bản thân và cả gia đình.
Gan nhiễm mỡ là gì?
Khi trong gan tích tụ 1 lượng mỡ dư thừa nhiều hơn 5% trọng lượng tổng lá gan, người bệnh được chẩn đoán bị gan nhiễm mỡ. Các hợp chất như acid béo, cholesterol, phospholipid và triglyceride không được đào thải hết mà tích lũy lại trong gan, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của gan.
Các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ được chia thành nhiều cấp độ. Để có được lộ trình điều trị gan nhiễm mỡ đúng đắn, hiệu quả nhất, bạn cần nắm rõ được tình trạng bệnh của mình đang ở mức nào. Dựa vào các kết quả chỉ số khi kiểm tra tại bệnh viện, bạn có thể đánh giá tổng quan tình trạng bệnh của mình:
- Hàm lượng mỡ trong gan chiếm từ 5-10%: đây là mức độ nhẹ nhất của gan nhiễm mỡ. Việc điều trị có thể không phụ thuộc vào thuốc. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học, khỏe mạnh là bệnh có thể thuyên giảm và khỏi hẳn.
- Hàm lượng mỡ trong gan chiếm từ 10-25%: Đây là giai đoạn thứ 2 của bệnh gan nhiễm mỡ. Lượng mỡ tăng cao chèn ép lên gan, ảnh hưởng tới các chức năng gan và quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Khi phát hiện bệnh trong giai đoạn này, bạn nên tiến hành điều trị bằng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Hàm lượng mỡ trong gan từ 30% trở lên: ở cấp độ này, sự tích tụ mỡ không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng gan mà còn có nguy cơ phát triển thành xơ gan, suy gan, ung thư gan. Bởi vậy, khi có kết quả kiểm tra gan nhiễm mỡ, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị theo lộ trình phù hợp.
Dấu hiệu gan nhiễm mỡ
Dù chỉ là các dấu hiệu nhỏ, nhưng nếu chú ý quan sát thì bạn vẫn có thể phán đoán được tình trạng sức khỏe của mình để tiến hành điều trị kịp thời. Đối với bệnh gan nhiễm mỡ, các dấu hiệu thường gặp là chán ăn, buồn nôn và nôn, thường xuyên mệt mỏi, vàng da, mất cân bằng nội tiết tố cơ thể.
Đặc biệt, những người thường mắc bệnh gan như những người béo phì, nghiện bia rượu, người lười vận động, người thường sử dụng các thức ăn tanh, người cao tuổi hay người thường xuyên nhịn đói rất cần để ý đến những dấu hiệu này để có thể phát hiện bệnh kịp thời.
Các cách điều trị phổ biến và hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ mà có các cách điều trị khác nhau. Cụ thể:
Gan nhiễm mỡ do béo phì: giảm cân, thay đổi chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh kết hợp tập thể dục hằng ngày. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và hạn chế sử dụng các thực phẩm chức năng hay thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc.
Gan nhiễm mỡ do suy dinh dưỡng: bổ sung dinh dưỡng 1 cách khoa học kết hợp tập thể dục để rèn luyện sức khỏe.
Gan nhiễm mỡ do nghiện bia rượu: cai nghiện bia rượu hoặc ít nhất là phải giảm thiểu lượng rượu bia được đưa vào cơ thể.
Gan nhiễm mỡ do tiểu đường: kiểm soát đường huyết chặt chẽ cũng là một cách hiệu quả hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Với tổng hợp 5 kiến thức hữu ích về gan nhiễm mỡ, hy vọng rằng bạn đã có thêm cơ sở để chăm sóc sức khỏe toàn diện của bản thân và gia đình.