Bên cạnh những nguyên nhân tăng men gan phổ biến như do bia, rượu, do các bệnh lý liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan… Có rất nhiều người bệnh không ngờ đến các nguyên nhân tăng men gan lại xuất phát từ các hóa chất độc hại từ thực phẩm bẩn, tác dụng phụ của thuốc, tình trạng ứ mỡ trong gan… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân tăng men gan để bạn phòng tránh và điều trị hiệu quả.
1. Thực phẩm độc hại là nguyên nhân tăng men gan nguy hiểm
Thực phẩm bẩn luôn là vấn nạn lâu nay khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng. Các thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày của con người luôn bị đe dọa bởi sự mất vệ sinh, các hóa chất độc hại như: Thịt gà, thịt heo được tiêm chất tạo nạc, thuốc tăng trưởng, hoa quả tẩm hóa chất để chín nhanh, tươi lâu…
Khi các chất độc có trong thực phẩm được đưa vào cơ thể mỗi ngày sẽ khiến tế bào Kupffer – đại thực bào giữ vai trò giải quyết các “phế phẩm” từ các phản ứng viêm ở trong gan hoạt động quá mức. Và nguy hiểm nhất, khi tế bào Kupffer hoạt động quá mức sẽ phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương trầm trọng đến các tế bào gan, đây cũng là một trong những nguyên nhân tăng men gan mà nhiều người không ngờ đến.
Ngoài ra, các chất độc hại có trong thực phẩm còn khiến chức năng thải độc của gan hoạt động quá sức, phải khử độc liên tục điều này trực tiếp sản sinh ra sản phẩm trung gian độc hại (ROS). Các chất trung gian này lại quay lại kích hoạt tế bào Kupffer làm chết nhiều tế bào gan khác. Điều này lại khiến men gan tăng cao.
Nếu tiếp tục sử dụng các thực phẩm bẩn độc hại, nhiều hóa chất thường xuyên, kết hợp với rượu, bia đồng nghĩa với việc bạn đang trực tiếp làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của gan. Ngoài nguyên nhân tăng men gan còn biến chứng thành các căn bệnh đe dọa đến tính mạng như: Viêm gan mãn tính, xơ gan thậm chí là ung thư gan.
2. Các nguyên nhân tăng men gan, bệnh lý và tác dụng phụ của thuốc
Một số bệnh lý là nguyên nhân tăng men gan như:
Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân tăng men gan mà nhiều người khó ngờ như: Bệnh ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh sốt rét hoặc một số bệnh liên quan đến mật (viêm túi mật, viêm đường mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh hoặc áp-xe đường mật,..). Vậy nên, khi cơ thể có dấu hiệu của các căn bệnh này cần điều trị triệt để để không làm ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm đến chức năng gan.
Tác dụng phụ của thuốc:
Việc sử dụng một số loại thuốc chữa các bệnh khác nhau cũng là nguyên nhân tăng men gan như: Thuốc điều trị bệnh lao, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Những loại thuốc này ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của gan dẫn đến tình trạng ngộ độc tế bào gan và làm men gan tăng cao, nguy hiểm hơn có thể là viêm gan cấp.
Một số loại thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân tăng men gan như: Amoxicillin, Erythromycin…, thuốc giảm đau nhóm Acetaminophen (Paracetamol) hoặc giảm đau viêm như Aspirin, Diclofenac… Khi sử dụng các loại thuốc này cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ, không sử dụng quá liều lượng, lạm dụng thuốc làm ảnh hưởng đến men gan.
3. Mỡ ứ trong gan – nguyên nhân tăng men gan cần biết
Khi trong các tế bào gan gặp tình trạng mỡ ứ vượt quá 5% trên tổng trọng lượng của gan bạn sẽ được chẩn đoán đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ, đây đồng thời cũng là nguyên nhân tăng men gan nhiều người bất ngờ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến thành viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Gan nhiễm mỡ cũng là tác nhân làm tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức sản xuất các chất gây viêm, từ đó gây hoại tử tế bào gan, làm cho men gan tăng cao. Vậy nên, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không được chủ quan với căn bệnh của bản thân, cần kiểm soát bệnh hiệu quả để không biến chứng sang các căn bệnh nguy hiểm khác. Hạn chế sử dụng rượu, bia, cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng của bệnh.
Trên đây là những nguyên nhân tăng men gan rất ít người ngờ tới và bỏ qua. Cần nắm rõ các thông tin về căn bệnh men gan tăng để có phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.