Tiêm phòng viêm gan B là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất có thể phòng tránh được nguy cơ viêm nhiễm viêm gan B lên đến 90%. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được liều lượng tiêm phù hợp nhất. Tiêm viêm gan B bao nhiêu mũi có thể phòng ngừa được bệnh? Đây là câu hỏi của rất nhiều người. Dưới đây, bài viết sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn về tiêm phòng viêm gan B.
1. Viêm gan B là căn bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng
Bệnh viêm gan B là căn bệnh do virus viêm gan HBV gây ra và lây truyền với tốc độ nhanh chóng nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Căn bệnh này lây nhiễm qua các con đường chính là: Truyền qua đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con.
- Truyền qua đường máu: Khi sử dụng chung bơm kim tiêm, các dụng cụ có dính máu của người bệnh nhưng chưa được qua khử trùng an toàn là nguyên nhân làm lây nhiễm virus viêm gan B sang người khác.
- Truyền qua đường tình dục: Tình dục không an toàn ở cả đồng giới và khác giới cũng là nguy cơ lây lan virus viêm gan B rất cao. Virus viêm gan B có cả trong tinh dịch và dịch âm đạo của người bệnh, khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc có các vết thương trong quan hệ, nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh viêm gan B thì khả năng lây nhiễm cho em bé là rất cao, đặc biệt là thời kì cuối thai kì. Vậy nên, bạn cần thường xuyên thăm khám định kì để các bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của trẻ.
2. Tiêm viêm gan B bao nhiêu mũi là đủ?
Viêm gan B là căn bệnh lây lan nhanh, khá nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh có khả năng bảo vệ lên đến 90%. Với các đối tượng khác nhau thì liều lượng và thời gian tiêm là khác nhau. Tiêm viêm gan B bao nhiêu mũi có thể phòng ngừa được bệnh?
- Đối với người trưởng thành: Sẽ được các bác sĩ chỉ định tiêm phòng ngừa viêm gan B với 3 mũi tiêm được chia thành các thời gian tiêm khác nhau. Với 2 mũi đầu tiên sẽ tiêm cách nhau khoảng 1 tháng, mũi tiêm thứ 3 sẽ tiêm sau 6 tháng tính từ mũi tiêm đầu tiên. Với việc tiêm 2 mũi đầu tiên bạn đã được bảo vệ khỏi virus viêm gan B trong vòng 5 đến 10 năm. Trong trường hợp bạn quên thời gian tiêm mũi thứ 3, bạn có thể tiêm bổ sung ngay lúc đó mà không cần chờ để tiêm lại từ đầu. Tuy nhiên, tiêm đúng thời gian sẽ đem lại hiệu quả hơn rất nhiều.
- Đối với trẻ em sơ sinh: Cần tiêm phòng ngay trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh để có được hiệu quả miễn dịch nhanh nhất có thể. Thông thường thì sẽ được chỉ định tiêm phòng 4 mũi với lộ trình là: 0-1-2-12.
3. Tiêm viêm gan B bao nhiêu mũi và chi phí tiêm?
Với tác dụng của việc tiêm phòng viêm gan B, nhiều người cũng thắc mắc về chi phí tiêm viêm gan B. Tùy vào loại thuốc, liều lượng, các cơ sở khác nhau mà có mức chi phí tiêm viêm gan B khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo được chất lượng thuốc cũng như dịch vụ.
Mức chi phí tiêm viêm gan B dao động từ 300.000 VNĐ đến 400.000 VNĐ.
Bạn không nên băn khoăn vì mức chi phí này, với liệu trình tiêm bạn có thể phòng tránh được căn bệnh viêm gan B nguy hiểm cho bản thân cũng như bảo vệ những người xung quanh.
4. Những lưu ý khi tiêm vắc xin viêm gan B
Trước khi thực hiện tiêm vắc xin viêm gan B, bạn cần lưu ý những điều sau đây để có được hiệu quả tốt nhất:
- Với phụ nữ, cần tránh tiêm vắc xin viêm gan B vào thời gian mang thai nếu không muốn ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn nên tiêm thời gian sắp kết hôn ở cả vợ và chồng để đảm bảo được sức khỏe cho thai nhi.
- Với những trường hợp đang mắc bệnh viêm gan B cấp tính thì việc tiêm vắc xin viêm gan B sẽ không còn tác dụng vì bệnh nhân đã chuyển biến sang giai đoạn bệnh nặng, không còn ở giai đoạn phòng bệnh.
- Với người già, người mắc các bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch do hệ miễn dịch yếu nên vắc xin viêm gan B sẽ không còn phát huy hết hiệu quả cũng như cơ thể người tiêm khó thích hợp với vắc xin.
- Trong trường hợp bạn đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin phòng bệnh nhưng sau 3 tháng khi xét nghiệm lại không thấy xuất hiện kháng thể, bạn nên thực hiện lại phác đồ 3 mũi vắc xin.
Trên đây là những chia sẻ về Tiêm viêm gan B bao nhiêu mũi có thể phòng ngừa được bệnh? Hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này và có phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất!